Con trai trước nay vẫn thường nghe lời tôi, vui vẻ với việc tôi lựa chọn, quyết định cho con nhiều thứ trong học tập cũng như cuộc sống. Nhưng gần đây, chàng trai đang học lớp 8 này thường phản ứng khác hoàn toàn. Con thường xuyên không nghe lời tôi, không để ý hoặc cố tình vờ như không nghe thấy tôi nói.
Nhiều lần con cố ý tỏ sự bướng bỉnh, làm ngược lại hoặc cự cãi những điều tôi yêu cầu con thực hiện. Ví như việc tôi yêu cầu con đã đến lúc tắt iPad đi học bài thì tôi sẽ phải nhắc lại nhiều lần con mới chịu nghe lời.
Cuối tuần vừa rồi, gia đình tôi sang nhà người họ hàng chơi. Khi mọi người ngồi ăn cơm trưa và nói chuyện thì con chỉ chăm chú chơi trò chơi điện tử. Nhiều lần tôi yêu cầu con ngừng chơi bằng giọng nghiêm nghị thì con làm theo nhưng tỏ rõ sự gượng ép, khó chịu. Tôi biết mình cần phải khéo léo hơn trong giai đoạn phát triển này của con.
Nhưng nhiều lúc tôi vẫn cảm thấy buồn và dường như khó chấp nhận phản ứng bất hợp tác của cậu con trai trước đó luôn rất nghe lời. Song tôi biết đã đến lúc chấp nhận sự thay đổi này của con. Bởi con trai tôi đang muốn chứng minh có thể độc lập và kiểm soát nhiều hơn thế giới theo cách của mình.
Thay vì tức giận, tôi chọn nói chuyện với con bình tĩnh và hợp lý hơn về những điều tôi muốn con làm. Tôi cũng để con có thời gian thực hiện những yêu cầu theo cách của con mà không ép theo ý muốn một chiều của tôi nữa. Thay vì giục giã, la hét nhiều lần và cố gắng thu hút sự chú ý của con, tôi chọn cách nói nhẹ nhàng hơn. Như thế tôi cũng tránh được việc cảm thấy khó chịu, đau đầu không cần thiết.
Nếu con cố tình vờ như không nghe thấy điều tôi nói, tôi cũng sẽ chỉ nhắc lại một lần. Kèm theo đó, tôi đưa ra một số hướng dẫn, quy tắc và cũng đặt ra “hậu quả” thích hợp nếu mọi thứ con không thực hiện xong. Ví dụ, bài tập về nhà của con cần được hoàn thành sau một giờ nhất định, nếu không ngày hôm sau thời gian sử dụng iPad của con sẽ bị cắt.
Tôi cũng tránh việc quát mắng con và thay vào đó bằng nhiều lời khen cho những việc con hoàn thành... Nhờ những điều này mà mọi việc với tôi dần trở nên bớt căng thẳng và vui vẻ hơn.
Nhiều lần con cố ý tỏ sự bướng bỉnh, làm ngược lại hoặc cự cãi những điều tôi yêu cầu con thực hiện. Ví như việc tôi yêu cầu con đã đến lúc tắt iPad đi học bài thì tôi sẽ phải nhắc lại nhiều lần con mới chịu nghe lời.
Ảnh minh họa |
Cuối tuần vừa rồi, gia đình tôi sang nhà người họ hàng chơi. Khi mọi người ngồi ăn cơm trưa và nói chuyện thì con chỉ chăm chú chơi trò chơi điện tử. Nhiều lần tôi yêu cầu con ngừng chơi bằng giọng nghiêm nghị thì con làm theo nhưng tỏ rõ sự gượng ép, khó chịu. Tôi biết mình cần phải khéo léo hơn trong giai đoạn phát triển này của con.
Nhưng nhiều lúc tôi vẫn cảm thấy buồn và dường như khó chấp nhận phản ứng bất hợp tác của cậu con trai trước đó luôn rất nghe lời. Song tôi biết đã đến lúc chấp nhận sự thay đổi này của con. Bởi con trai tôi đang muốn chứng minh có thể độc lập và kiểm soát nhiều hơn thế giới theo cách của mình.
Thay vì tức giận, tôi chọn nói chuyện với con bình tĩnh và hợp lý hơn về những điều tôi muốn con làm. Tôi cũng để con có thời gian thực hiện những yêu cầu theo cách của con mà không ép theo ý muốn một chiều của tôi nữa. Thay vì giục giã, la hét nhiều lần và cố gắng thu hút sự chú ý của con, tôi chọn cách nói nhẹ nhàng hơn. Như thế tôi cũng tránh được việc cảm thấy khó chịu, đau đầu không cần thiết.
Nếu con cố tình vờ như không nghe thấy điều tôi nói, tôi cũng sẽ chỉ nhắc lại một lần. Kèm theo đó, tôi đưa ra một số hướng dẫn, quy tắc và cũng đặt ra “hậu quả” thích hợp nếu mọi thứ con không thực hiện xong. Ví dụ, bài tập về nhà của con cần được hoàn thành sau một giờ nhất định, nếu không ngày hôm sau thời gian sử dụng iPad của con sẽ bị cắt.
Tôi cũng tránh việc quát mắng con và thay vào đó bằng nhiều lời khen cho những việc con hoàn thành... Nhờ những điều này mà mọi việc với tôi dần trở nên bớt căng thẳng và vui vẻ hơn.
Theo Phụ Nữ Việt Nam