Chuyên gia hàng đầu ở Úc, đồng thời là thành viên danh dự của Trung tâm Tâm lý học Tích cực tại Trường giáo dục sau đại học thuộc Đại học Melbourne - Tiến sĩ Justin Coulson cho rằng mỗi người trong chúng ta đều có một nhiệm vụ là can thiệp, dạy dỗ và hướng dẫn, dù cho đó là con chúng ta hay con người khác. Khi thấy một đứa trẻ đánh con mình, cha mẹ tuyệt đối không đánh hay la mắng vì mục tiêu của bạn là chỉnh đốn hành vi sai.
Trong trường hợp bố mẹ chúng không có mặt ở đó, hãy dạy dỗ, góp ý với một thái độ tích cực chứ đừng cọc cằn, thô lỗ. Không chỉ vậy, phụ huynh cũng cần phải giữ thái độ tương tự với con mình khi con làm sai. Sự nhất quán này mới là điều khiến đứa bé kia "tâm phục khẩu phục". Ngoài ra, phụ huynh không được làm trẻ xấu hổ, hãy tách đứa bé đó ra khỏi nhóm trẻ em và khuyên răn nhẹ nhàng.
Trong trường hợp có mặt bố mẹ ở đó, bạn cũng được phép can thiệp vào việc đứa trẻ khác ăn hiếp. Lúc này, bạn cần tiến đến để đứa bé biết rằng có sự hiện diện của người lớn ở đây, đồng thời khẳng định đó là hành động chưa hợp lý. Sau đó, bạn cần đưa con mình ra một khu vực khác, tách 2 đứa bé đang có mâu thuẫn ra. Đừng để cảm xúc cá nhân xen lẫn vào nếu không tình huống sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Có một điều khá quan trọng mà hầu hết người lớn thường không để ý đến mâu thuẫn, nguyên nhân khiến trẻ có những hành động này - mâu thuẫn luôn xuất phát từ hai phía. Nếu cha mẹ chỉ nghe từ con mình, mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân thì rất dễ dạy con xử lý tình huống không đúng cách. Hãy dành thời gian ngồi lại cùng con để tìm hiểu lý do bị bạn đánh. Yêu cầu con chỉ ra lỗi sai của chính mình, tìm những lỗi sai của bạn và từ đó rút ra bài học rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Bố mẹ cần là những người thật bình tĩnh, dùng cách nói chuyện nhẹ nhàng để làm dịu nỗi ấm ức của con. Sau khi đã biết nguyên nhân, hãy định hướng cho trẻ cách giải quyết vấn đề đúng đắn. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy con cách duy trì các mối quan hệ với bạn bè trên cơ sở hòa bình thay vì mâu thuẫn hay tiêu cực.
Bố mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạn và trêu chọc tại trường học? |
Trong trường hợp bố mẹ chúng không có mặt ở đó, hãy dạy dỗ, góp ý với một thái độ tích cực chứ đừng cọc cằn, thô lỗ. Không chỉ vậy, phụ huynh cũng cần phải giữ thái độ tương tự với con mình khi con làm sai. Sự nhất quán này mới là điều khiến đứa bé kia "tâm phục khẩu phục". Ngoài ra, phụ huynh không được làm trẻ xấu hổ, hãy tách đứa bé đó ra khỏi nhóm trẻ em và khuyên răn nhẹ nhàng.
Trong trường hợp có mặt bố mẹ ở đó, bạn cũng được phép can thiệp vào việc đứa trẻ khác ăn hiếp. Lúc này, bạn cần tiến đến để đứa bé biết rằng có sự hiện diện của người lớn ở đây, đồng thời khẳng định đó là hành động chưa hợp lý. Sau đó, bạn cần đưa con mình ra một khu vực khác, tách 2 đứa bé đang có mâu thuẫn ra. Đừng để cảm xúc cá nhân xen lẫn vào nếu không tình huống sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Có một điều khá quan trọng mà hầu hết người lớn thường không để ý đến mâu thuẫn, nguyên nhân khiến trẻ có những hành động này - mâu thuẫn luôn xuất phát từ hai phía. Nếu cha mẹ chỉ nghe từ con mình, mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân thì rất dễ dạy con xử lý tình huống không đúng cách. Hãy dành thời gian ngồi lại cùng con để tìm hiểu lý do bị bạn đánh. Yêu cầu con chỉ ra lỗi sai của chính mình, tìm những lỗi sai của bạn và từ đó rút ra bài học rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Bố mẹ cần là những người thật bình tĩnh, dùng cách nói chuyện nhẹ nhàng để làm dịu nỗi ấm ức của con. Sau khi đã biết nguyên nhân, hãy định hướng cho trẻ cách giải quyết vấn đề đúng đắn. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy con cách duy trì các mối quan hệ với bạn bè trên cơ sở hòa bình thay vì mâu thuẫn hay tiêu cực.
Theo Người Lao Động