Nhiều bậc cha mẹ cho rằng độ tuổi mầm non hoặc tiểu học thì còn quá sớm để trẻ biết các vấn đề liên quan đến giới tính. Quan niệm hoàn này không đúng, bởi vì từ lúc 2 tuổi trẻ đã có tính hiếu kỳ về những bộ phận trên cơ thể mình. Hơn nữa, ở độ tuổi dù rất nhỏ nhưng con bạn có thể là đối tượng của một kẻ xấu nào đó. Vì thế, giáo dục giới tính cho trẻ là việc làm cần thiết để giúp trẻ trang bị những kiến thức phòng vệ tốt nhất.
1. Đừng ngần ngại sẻ chia
Có nhiều bà mẹ lại tỏ ra “ngại ngùng” khi phải nói với con về những vấn đề giới tính. Tuy nhiên, bạn phải là người chủ động, phải tạo được cảm giác tin tưởng cho con. Đừng ngần ngại chia sẻ cho con biết về bộ phận sinh dục mỗi khi trẻ đi tắm hoặc đi vệ sinh,…Khi mẹ đang mang thai, thật dễ dàng để trẻ biết rằng bé đã lớn lên như thế nào, mẹ hãy giải thích giúp con hiểu.Nếu chủ động, bạn sẽ không phải lúng túng bởi những câu hỏi, tình huống mà trẻ đưa ra.
2. Mầm non là độ tuổi thích hợp để nói chuyện giới tính với con
4 tuổi trẻ đã có thể cảm nhận rõ về những điều xung, trẻ bắt đầu đến trường tiếp xúc với nhiều mối quan hệ khác và bạn không thể bảo vệ trẻ 24/24. Theo thống kê, trẻ em trong độ tuổi này bị quấy rối nhiều nhất trong nhóm tuổi dưới 12.Con bạn hiểu được nhiều hơn những gì người lớn nghĩ về chúng. Hãy nhẹ nhàng giúp bé hiểu rằng không ai có thể đụng chạm vào vùng riêng tư của con ngoại trừ bố, mẹ chúng.
3. Dạy trẻ biết không ai có thể chạm vào vùng riêng tư của con
Phần lớn trẻ em được giáo dục giới tính từ sớm sẽ biết cách phản kháng trước những hành động của kẻ xấu.Mẹ hãy nói cho con biết vùng riêng tư là nơi rất đặc biệt, hãy để trẻ biết rằng chỉ khi cần khám bệnh, hoặc mẹ vệ sinh cho con mới có thể đụng chạm. Không ai có quyền cưỡng ép hoặc xâm hại đến vùng riêng tư của con, kể cả những người thân, họ hàng thầy cô, bạn bè.
4. Dạy trẻ tự tin về bản thân
Trẻ thường khá tò mò và hiếu kỳ về sự khác biệt giữa chúng với đứa bạn cùng lớp. Khi lắng nghe những câu hỏi, thắc mắc của con, bạn hãy dạy trẻ luôn tự tin về cơ thể của mình, con hãy đón nhận nó một cách tự nhiên.
5. Dạy trẻ cách bảo vệ vùng nhạy cảm của mình
Nguyên tắc giáo dục giới tính cho trẻ bên cạnh dạy trẻ hiểu về vùng kín là thế nào, không ai được xâm phạm nó thì việc dạy trẻ cách bảo vệ nó là điều rất cần thiết với trẻ.Dù là bé trai hay gái thì con bạn cũng có thể là nạn nhân của bất kỳ kẻ xấu nào, hãy giúp trẻ hiểu mình phải làm gì khi có người đụng chạm hoặc có ý định xấu với vùng kín của trẻ.
6. Mẹ là người mà con tin tưởng để sẻ chia
Khi nói về vùng riêng tư, các mẹ đừng cố tỏ ra sự kỳ thị hay để trẻ cảm nhận là mẹ đang rất khó chịu. Điều này có thể khiến các bé ngại và xấu hổ khi lần sau phải nghe những vấn đề về giới tính.Hãy thành thật, thẳng thắn với trẻ để trẻ cảm thấy mẹ là người con tin tưởng để sẻ chia mọi điều. Có như vậy, trẻ sẽ luôn chủ động kể cho mẹ về những thay đổi của mình hoặc điều đó gì đó đã xảy ra với trẻ
7. Môi trường chia sẻ thoải mái sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn
Hãy chia sẻ cùng con ở nơi nào đó thoải mái nhất cho cả bạn và bé, điều này sẽ tăng hiệu quả cho cuộc nói chuyện. Trẻ sẽ dễ hiểu và tập trung lắng nghe những gì bạn nói. Những nơi đông người dễ gây giác khó chịu hoặc căng thẳng hoặc ngại ngùng cho bé. Điều này sẽ không tốt để trẻ có thể thoải mái lắng nghe và cởi mở với bạn khi trẻ có những thắc mắc khó hiểu
1. Đừng ngần ngại sẻ chia
Có nhiều bà mẹ lại tỏ ra “ngại ngùng” khi phải nói với con về những vấn đề giới tính. Tuy nhiên, bạn phải là người chủ động, phải tạo được cảm giác tin tưởng cho con. Đừng ngần ngại chia sẻ cho con biết về bộ phận sinh dục mỗi khi trẻ đi tắm hoặc đi vệ sinh,…Khi mẹ đang mang thai, thật dễ dàng để trẻ biết rằng bé đã lớn lên như thế nào, mẹ hãy giải thích giúp con hiểu.Nếu chủ động, bạn sẽ không phải lúng túng bởi những câu hỏi, tình huống mà trẻ đưa ra.
2. Mầm non là độ tuổi thích hợp để nói chuyện giới tính với con
4 tuổi trẻ đã có thể cảm nhận rõ về những điều xung, trẻ bắt đầu đến trường tiếp xúc với nhiều mối quan hệ khác và bạn không thể bảo vệ trẻ 24/24. Theo thống kê, trẻ em trong độ tuổi này bị quấy rối nhiều nhất trong nhóm tuổi dưới 12.Con bạn hiểu được nhiều hơn những gì người lớn nghĩ về chúng. Hãy nhẹ nhàng giúp bé hiểu rằng không ai có thể đụng chạm vào vùng riêng tư của con ngoại trừ bố, mẹ chúng.
3. Dạy trẻ biết không ai có thể chạm vào vùng riêng tư của con
Phần lớn trẻ em được giáo dục giới tính từ sớm sẽ biết cách phản kháng trước những hành động của kẻ xấu.Mẹ hãy nói cho con biết vùng riêng tư là nơi rất đặc biệt, hãy để trẻ biết rằng chỉ khi cần khám bệnh, hoặc mẹ vệ sinh cho con mới có thể đụng chạm. Không ai có quyền cưỡng ép hoặc xâm hại đến vùng riêng tư của con, kể cả những người thân, họ hàng thầy cô, bạn bè.
4. Dạy trẻ tự tin về bản thân
Trẻ thường khá tò mò và hiếu kỳ về sự khác biệt giữa chúng với đứa bạn cùng lớp. Khi lắng nghe những câu hỏi, thắc mắc của con, bạn hãy dạy trẻ luôn tự tin về cơ thể của mình, con hãy đón nhận nó một cách tự nhiên.
5. Dạy trẻ cách bảo vệ vùng nhạy cảm của mình
Nguyên tắc giáo dục giới tính cho trẻ bên cạnh dạy trẻ hiểu về vùng kín là thế nào, không ai được xâm phạm nó thì việc dạy trẻ cách bảo vệ nó là điều rất cần thiết với trẻ.Dù là bé trai hay gái thì con bạn cũng có thể là nạn nhân của bất kỳ kẻ xấu nào, hãy giúp trẻ hiểu mình phải làm gì khi có người đụng chạm hoặc có ý định xấu với vùng kín của trẻ.
6. Mẹ là người mà con tin tưởng để sẻ chia
Khi nói về vùng riêng tư, các mẹ đừng cố tỏ ra sự kỳ thị hay để trẻ cảm nhận là mẹ đang rất khó chịu. Điều này có thể khiến các bé ngại và xấu hổ khi lần sau phải nghe những vấn đề về giới tính.Hãy thành thật, thẳng thắn với trẻ để trẻ cảm thấy mẹ là người con tin tưởng để sẻ chia mọi điều. Có như vậy, trẻ sẽ luôn chủ động kể cho mẹ về những thay đổi của mình hoặc điều đó gì đó đã xảy ra với trẻ
7. Môi trường chia sẻ thoải mái sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn
Hãy chia sẻ cùng con ở nơi nào đó thoải mái nhất cho cả bạn và bé, điều này sẽ tăng hiệu quả cho cuộc nói chuyện. Trẻ sẽ dễ hiểu và tập trung lắng nghe những gì bạn nói. Những nơi đông người dễ gây giác khó chịu hoặc căng thẳng hoặc ngại ngùng cho bé. Điều này sẽ không tốt để trẻ có thể thoải mái lắng nghe và cởi mở với bạn khi trẻ có những thắc mắc khó hiểu
Theo PNSK